Thông số tấm pin năng lượng mặt trời quan trọng nhất
CONTENT TEAM KITAWA
Thứ Tư,
22/11/2023
Nội dung bài
viết
Thông số tấm pin năng lượng mặt trời là thông tin khách hàng nên tham khảo trước khi lắp đặt hoặc bảo trì hệ thống điện mặt trời. Bởi những thông số này phản ánh khá chính xác khả năng hoạt động của toàn bộ hệ thống. Trong bài viết sau đây, Kitawa sẽ giúp bạn cập nhật các thông số quan trọng nhất.
Thông số tấm pin năng lượng mặt trời cần biết
Khi tìm hiểu thông số pin mặt trời, bạn nên tìm hiểu qua về điện áp mạch hở, dòng điện ngắt mạch,.. Cùng những chỉ số quan trọng khác.
Điện áp mạch hở - VOC
Đây là thông số cho biết mức điện áp đầu ra của một tấm pin năng lượng trong trường hợp không tải. Nếu tấm pin không kết nối với bất kỳ nguồn thiết bị nào, không tải, bạn chỉ cần dùng vôn kế kiểm tra tại 2 đầu điện cực của tấm pin. Lúc này, dòng điện thường bằng 0 bởi không có tải.
Điện áp mạch hở là thông số tấm pin năng lượng mặt trời khá quan trọng
Thông số VOC tối quan trọng. Dựa vào thông số này bạn mới xác định được điện áp tối đa mà một tấm pin năng lượng mặt trời có thể tạo ra. Khi cần liên kết nhiều tấm pin thành một dãy, bạn cần đo chính xác điện áp mạch hở để tiến hành điều chỉnh phù hợp.
Thông thường, VOC hình thành trong thời gian ngắn, chủ yếu là vào sáng sớm, lúc mặt trời vừa lên. Hệ thống pin mặt trời khi đó chưa bị nóng lên, đồng thời các thiết bị điện tử cũng đã sẵn sàng kết nối.
Trong hệ thống điện kết nối, bạn phải đảm bảo Aptomat hoặc cầu chì hoạt động tốt ngay cả khi quá dòng. Bởi thực tế nếu điện áp đầu vào quá cao, thiết bị điện kết nối rất dễ bị hư hỏng.
Dòng điện ngắt mạch - ISC
ISC sản sinh trong trường hợp cực âm và cực dương của tấm pin được kết nối. Có thể hiểu đây là mức cường độ pin mặt trời tạo ra nhưng không thể kết nối được vào tải.
Muốn xác định chỉ số dòng điện ngắt mạch, bạn cần dùng đến ampe kế. Như vậy lúc này, bạn mới xác định được dòng điện tối đa mà tấm pin năng lượng có khả năng sản sinh trong môi trường tiêu chuẩn.
Để xác định dòng điện ngắt mạch, bạn cần dùng đến ampe kế
Trường hợp muốn kiểm tra dòng điện mà thiết bị có thể kết nối hoặc kiểm tra điều kiện sạc cơ bản, bạn chắc chắn cần quan tâm đến chỉ số ISC. Sau khi xác định chính xác chỉ số ISC, bạn nên điều chỉnh thiết bị kết nối sao cho phù hợp với bộ điều khiển sạc hoặc bộ phận biến tần.
>> Xem ngay: Bảng giá lắp điện mặt trời áp mái
Điểm công suất lớn nhất - Pmax
Chỉ số này cấu thành từ cả điện áp và cường độ dòng điện cực đại. Trường hợp sử dụng điều khiển sạc hoặc tích hợp Inverter có MPPT, bạn có thể xem đây là điểm MPPT đang cố nắm giữ để đạt công suất cực đại.
Điện áp hoạt động cực đại - VMPP
VMPP là chỉ số cho biết mức điện áp trong trường hợp công suất đầu ra đạt mức cực đại. Nói cách khác thì đây là mức điện áp thực tế bạn cần xác định khi tiến hành kết nối thiết bị sử dụng điện với hệ thống điện mặt trời. Quá trình kết nối kiểm tra cần thực hiện trong điều kiện tiêu chuẩn.
Dòng điện tại công suất lớn nhất - IMPP
IMPP đơn giản là chỉ số cho biết cường độ dòng điện trong trường hợp công suất đầu ra đạt mức cực đại. Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu đây là cường độ dòng điện thực tế cần xác định khi tiến hành kết nối thiết bị với hệ thống điện mặt trời.
Một vài thông số quan trọng khác
Bên cạnh những thông số quan trọng trên, bạn nên tìm hiểu một vài chỉ số khác. Chẳng hạn như điện áp định mức, hệ số nhiệt độ, điện áp lớn nhất khi kết nối hệ thống và hiệu suất của tấm pin.
Điện áp định mức: Là điện áp kiểm tra thực tế. Chẳng hạn như một tấm pin năng lượng mặt trời ghi 12V, VOC 220V và VMP 17V, bạn cần sử dụng loại sạc 12V theo lý thuyết nhưng thực tế sạc phải đạt 14V.
Hệ số nhiệt độ: Một thông số tương đối quan trọng cho biết hệ thống có thể kết nối bao nhiêu dãy pin. Nếu kết nối quá số lượng, hệ thống sẽ không thể hoạt động an toàn. Thông thường pin mặt trời có hệ số nhiệt càng thấp thì lại càng có lợi.
Điện áp lớn nhất khi kết nối hệ thống: Phản ánh mức độ biến động năng lượng đầu ra. Cùng với đó là điện áp, cường độ dòng điện cụ thể khi nhiệt độ tăng giảm.
Hiệu suất hoạt động của tấm pin: Thông số cho biết mức độ chuyển đổi bức xạ nhiệt của tấm pin mặt trời. Hiệu suất thực tế thường đạt trung bình từ 16% đến 23%.
Hiệu suất hoạt động của tấm pin mặt từ dao động từ 16% đến 23%
Tìm hiểu kiện thử nghiệm pin mặt trời
Đề kiểm tra thông số tấm pin năng lượng mặt trời, người ta chủ yếu thực hiện trong môi trường phòng thí nghiệm. Tất nhiên vẫn ở một vài trường hợp, các thông số có thể kiểm tra trong điều kiện thường.
Pin mặt trời cần kiểm tra kỹ trước khi xuất xưởng
Kiểm tra ở điều kiện phòng thí nghiệm
Những tấm pin mặt trời trước khi xuất xưởng cần trải qua kiểm tra khắt khe tại điều kiện phòng thí nghiệm. Khi đáp ứng tiêu chuẩn, chúng mới được phân phối ra thị trường.
Điều khiển phòng thí nghiệm, nhiệt độ, độ ẩm và một số yếu tố khác luôn được kiểm soát chặt chẽ. Nhằm đảm bảo tính chính xác cho quá trình kiểm tra.
Kiểm tra ở điều kiện thường
Điều khiển phòng thí nghiệm và môi trường thực tế lắp đặt không phải lúc nào cũng giống đâu. Do vậy để chắc chắn hơn, đơn vị sản xuất nên triển khai trên khâu kiểm tra trong điều kiện thường.
Thông qua 2 giai đoạn kiểm tra, sản xuất sẽ đưa đánh giá chất lượng, điều chỉnh phù hợp trước khi phân phối sản phẩm pin mặt trời ra thị trường.
Lời kết
Kitawa vừa cập nhật các thông số tấm pin năng lượng mặt trời cơ bản. Trong quá trình triển khai lắp đặt hoặc bảo trì thay thế, bạn nên kiểm tra kỹ những thông số kỹ thuật quan trọng này.