Khuyến mãi Khuyến mãi

Nguyên lý inverter hòa lưới điện mặt trời hoạt động

CONTENT TEAM KITAWA
Thứ Năm, 16/11/2023
Nội dung bài viết

Inverter hòa lưới điện mặt trời là gì, có cấu tạo như thế nào và nguyên lý hoạt động ra sao là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Việc nắm rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của inverter sẽ giúp bạn thấy được vai trò của thiết bị này trong hệ thống điện mặt trời. Từ đó lựa chọn được biến tần phù hợp và việc bảo trì, bảo dưỡng biến tần cũng đơn giản hơn. Bài viết dưới đây, Kitawa sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên lý inverter hòa lưới điện mặt trời hoạt động.

Khái niệm Inverter hòa lưới điện mặt trời

Đây là thiết bị được sử dụng với chức năng biến đổi dòng điện 1 chiều DC thành dòng điện xoay chiều A trong hệ thống điện năng lượng mặt trời. Dòng điện xoay chiều AC có các thông số tích hợp cho tải tiêu thụ điện và đẩy ra lưới điện.

Hiện nay inverter hòa lưới điện có 2 loại là loại có dự trữ và loại không có dự trữ. 

Inverter hòa lưới trong hệ thống điện năng lượng mặt trời

Inverter hòa lưới trong hệ thống điện năng lượng mặt trời

Inverter hòa lưới điện mặt trời có cấu tạo như thế nào?

Để biết nguyên lý inverter hòa lưới điện mặt trời hoạt động như thế nào trước tiên bạn cần nắm được cấu tạo của bộ phận này. Theo đó, cấu tạo của Inverter hòa lưới gồm có 7 bộ phận chính như sau:

  • Bộ chỉnh lưu: Bộ phận này có nhiệm vụ chuyển dòng điện xoay chiều AC. Ngoài ra bộ phận chỉnh lưu cũng có chức năng định kỳ đảo chiều hướng dòng điện DC đi theo 1 hướng.

  • Bộ phận nghịch lưu: Chức năng của bộ phận này là chuyển dòng điện 1 chiều thành dòng xoay chiều với tần số tùy biến.

  • Bộ điện kháng 1 chiều (DC Reactor): Chức năng của bộ phận này là ổn định nguồn DC bus. Đồng thời có tác dụng dự trữ năng lượng lớn, chống sụt áp nguồn đầu vào của Inverter. Ngoài ra còn giúp giảm nhiễu quay về.

  • Bộ điện kháng xoay chiều (AC Reactor): Đây là cuộn dây cuốn quanh lõi thép. Chức năng của chúng là giảm nhiễu dòng xoay chiều đầu vào. Bên cạnh đó còn giúp tăng tuổi thọ của tụ và giúp inverter hoạt động ổn định.

  • Tuyến dẫn điện 1 chiều: Đây các dây dẫn điện được sử dụng cho dòng điện 1 chiều.

  • Mô đun công suất IGBT: Bộ phận này có nhiệm vụ đo điện áp các thiết bị sử dụng điện 1 chiều DC.

  • Điện trở hãm: Chức năng của điện trở hãm là giúp inverter hòa lưới tiêu thụ nguồn năng lượng dư ra khi thiết bị này dừng lại hoặc khởi động chạy. 

Nguyên lý inverter hòa lưới điện mặt trời hoạt động ra sao?

Nguyên lý hoạt động của inverter hòa lưới khá đơn giản. Cách thức hoạt động như sau:

Trước tiên các tấm pin năng lượng điện mặt trời áp mái sẽ hấp thụ quang năng từ ánh sáng mặt trời. Quang năng này được chuyển hóa thành dòng điện 1 chiều DC.

Tiếp đó, dòng điện DC sẽ chạy qua bộ biến tần inverter hòa lưới và chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều nhờ tụ điện và bộ chỉnh lưu cầu trong inverter. 

Inverter tạo ra dòng điện xoay chiều AC cùng pha, cùng tần số sẽ cung cấp nguồn điện cho việc sạc bình acquy, các tải tiêu thụ điện khác và hòa vào lưới điện. Bạn sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra:

  • Thứ nhất, nếu lượng điện tạo ra và lượng điện mà tải tiêu thụ bằng nhau thì các tải tiêu thụ sẽ sử dụng hết toàn bộ nguồn điện năng lượng mặt trời.

  • Thứ hai, nếu sản lượng điện tạo ra ít hơn lượng điện tải tiêu thụ thì hệ thống sẽ lấy thêm điện từ lưới để tải tiêu thụ điện tiếp tục hoạt động bình thường.

  • Thứ ba. Nếu sản lượng điện tạo ra nhiều hơn lượng điện tải tiêu thụ thì lượng điện dư thừa được đẩy thẳng lên lưới điện (với hệ thống không có dự trữ) hoặc được sạc vào bình acquy rồi đẩy lên lưới điện ( với hệ thống có dự trữ).

Sơ đồ nguyên lý inverter hòa lưới điện mặt trời hoạt động

>> Xem ngay: Bảng giá lắp điện mặt trời áp mái

Một số lưu ý khi mua inverter hòa lưới điện mặt trời

Ở phần trên bạn đã thấy được nguyên lý inverter hòa lưới điện mặt trời hoạt động ra sao. Inverter là bộ phận quan trọng trong hệ thống điện mặt trời áp mái. Do đó, khi mua inverter hòa lưới, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chọn inverter có công suất phù hợp

Các loại inverter hòa lưới trên thị trường rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Bởi vậy, khi mua inverter, bạn cần lưu ý chọn thiết bị có công suất phù hợp với công suất của hệ thống điện mặt trời. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên nếu trong tương lai bạn có kế hoạch mở rộng hệ thống điện mặt trời thì nên chọn inverter có khả năng mở rộng để không cần đầu tư thêm thiết bị khác. Inverter càng có nhiều biến tần MPPT thì càng dễ tối ưu về công suất.

Cần lưu ý khi mua inverter để lựa chọn được thiết bị phù hợp

Chọn mua inverter được cấp phép sử dụng tại Việt Nam

Khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, bạn cần chú ý lựa chọn biến tần phù hợp, không vi phạm chính sách hiển thị đường lưỡi bò. Đặc biệt, cần lưu ý chọn số hãng inverter được cho phép đấu nối vào lưới điện quốc gia. Cơ quan điện lực sẽ kiểm tra hãng của inverter trước khi ký hợp đồng bán điện. Bởi vậy bạn cần xem xét để tránh mua phải thiết bị không phù hợp.

Chọn biến tần điện mặt trời của thương hiệu uy tín

Các thương hiệu inverter trên thị trường rất đa dạng. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm của những thương hiệu, nhà cung cấp uy tín hàng đầu trên thị trường. Thiết bị có chất lượng tốt, được kiểm tra nghiêm ngặt sẽ giúp bạn tránh được rủi ro khi sử dụng. 

Hiện nay, Kitawa là đơn vị cung cấp đèn năng lượng mặt trời và các phụ kiện nổi tiếng tại thị trường Việt Nam. Bạn có liên hệ với công ty để được giải đáp về nguyên lý inverter hòa lưới điện mặt trời hoạt động và tư vấn lựa chọn thiết bị biến tần điện mặt trời phù hợp.

Chế độ bảo hành

Khi mua inverter bạn cũng cần lưu ý đến chế độ bảo hành. Nên lựa chọn hãng có chế độ bảo hành tốt từ 5 năm trở lên. Điều này cũng đồng nghĩa với thiết bị có chất lượng tốt, đáng để bạn lựa chọn.

Kết luận

Như vậy Kitawa vừa giúp bạn làm rõ nguyên lý inverter hòa lưới điện mặt trời hoạt động. Đồng thời tư vấn cho bạn cách chọn mua inverter phù hợp. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho hệ thống điện mặt trời nhà mình.

Nội dung bài viết
zalo
Thu gọn
compare-icon
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến