Hướng dẫn cách tính diện tích lắp đặt điện mặt trời chi tiết
CONTENT TEAM KITAWA
Thứ Năm,
16/11/2023
Nội dung bài
viết
Việc tính toán diện tích lắp đặt điện mặt trời là cực kỳ quan trọng bởi sẽ giúp khách hàng xác định được chính xác số lượng tấm pin mặt trời cần thiết và tìm được khu vực lắp đặt phù hợp, vừa tiết kiệm thời gian và vừa đảm bảo được hiệu suất của hệ thống. Vậy thì cách tính diện tích lắp đặt điện mặt trời cụ thể thế nào? Cùng Kitawa tìm hiểu ngay nhé.
Thế nào là diện tích lắp đặt điện mặt trời?
Diện tích lắp điện mặt trời chính là một khoảng mặt phẳng đón được ánh sáng mặt trời trực tiếp, đồng thời thuận lợi để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Thông thường diện tích này chính là phần diện tích của mái nhà, sân thượng, mái xưởng sản xuất, mái của các công trình bất kỳ hay khu đất trống mà không bị che khuất. Như vậy khách hàng có thể tận dụng những khoảng không có sẵn và chưa được sử dụng để lắp đặt hệ thống điện mặt trời.
Thế nào là diện tích lắp đặt điện mặt trời?
Diện tích nào có thể sử dụng lắp điện mặt trời?
Có rất nhiều các loại mặt bằng có thể sử dụng để lắp đặt hệ thống điện mặt trời như là:
Mái nhà
Lắp điện mặt trời áp mái gồm 3 loại chính đó là:
Lắp điện mặt trời trên mái ngói: Đây là quá trình lắp hệ khung, giá đỡ trực tiếp lên xà gồ đỡ mái ngói với mục đích để lắp đặt các tấm pin mặt trời lên và giữ cho chúng chắc chắn trong điều kiện thời tiết mưa gió. Đây là hình thức lắp đặt rất phổ biến và phù hợp với các hộ gia đình.
Lắp điện mặt trời trên mái tôn: Đây là quá trình lắp đặt các tấm pin mặt trời song song với chiều của mái tôn và nằm chính giữa mái nhà, giúp đón ánh nắng trực tiếp và tránh che khuất. Hệ thống gồm các tấm pin mặt trời sẽ hấp thụ sau đó chuyển hóa thành điện năng và đi qua qua biến tần inverter để chuyển đổi dòng điện một chiều thành xoay chiều tương thích với các thiết bị điện hoặc hòa điện lưới EVN.
Lắp điện mặt trời trên mái bằng: Đây là quá trình lắp đặt hệ khung, giá đỡ và các tấm pin mặt trời lên trên mái bằng. Các công trình kiến trúc mái bằng thường là trần bê tông hoặc các loại vật liệu khác ở dạng bằng phẳng. Mỗi loại vật liệu khác nhau sẽ có các phương pháp lắp đặt khung và các tấm pin khác nhau. Tuy nhiên đều sẽ phải đảm bảo cố định khung giàn, giá đỡ chắc chắn, các tấm pin phải đúng hướng mặt trời và có độ nghiêng cần thiết.
Hệ thống lắp đặt điện mặt trời áp mái
>> Xem ngay: Bảng giá điện mặt trời áp mái
Sân thượng
Lắp đặt điện mặt trời trên sân thượng chính là quá trình lắp đặt hệ thống giá đỡ và các tấm pin năng lượng mặt trời lên phần mở rộng ngoài trời của các tầng thượng, nóc nhà của một tòa nhà. Đây là khoảng không gian rộng rãi, thông thoáng và tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời mà không bị che khuất.
Để thi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên sân thượng sẽ cần phải có một hệ thống giá đỡ, khung giàn chắc chắn, được cố định vào bề mặt của sân thượng. Sân thượng càng cao sẽ càng chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố thời tiết ngoài trời như gió mạnh, mưa, bão. Do đó cần chú ý lắp đặt thật chắc chắn, an toàn nhằm tránh xảy ra hỏng hóc, tai nạn hay sự cố với hệ thống điện mặt trời.
Khu đất cao
Những khu đất cao cũng là diện tích lắp đặt điện mặt trời rất lý tưởng. Mô hình này thường thấy tại những trang trại chăn nuôi, trồng trọt, có diện tích đất rộng rãi, thông thoáng và không bị che khuất. Do đó rất nhiều khách hàng đã lựa chọn khu vực này để lắp đặt hệ thống điện mặt trời nhằm phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, tưới tiêu,…
Các khu đất cao
Hướng dẫn cách tính diện tích lắp đặt điện mặt trời
Dưới đây sẽ là hướng dẫn cách tính diện tích để lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Chọn công suất hệ thống
Với nhu cầu sử dụng điện thông thường của hộ gia đình và không bán điện thì mức công suất của hệ thống điện mặt trời từ 3kWP hoặc 5kWP được đánh giá là phù hợp nhất. Nếu như chỉ sử dụng các thiết bị điện không thường xuyên như đèn chiếu sáng, tivi, điều hòa, tủ lạnh…kết hợp với sử dụng điện lưới thì mức công suất 3kWP là hoàn toàn phù hợp.
Các hệ thống điện mặt trời có công suất từ 10kWP đến 15kWP thường sẽ phù hợp với các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị điện và có hóa đơn tiền điện mỗi tháng từ 2 triệu đồng trở lên. Ngoài ra khách hàng còn có thể dựa trên số người trong gia đình để lựa chọn công suất cho hệ thống điện mặt trời phù hợp.
Công suất hệ thống
Chọn công suất của tấm pin
Trên thị trường hiện có rất nhiều các loại tấm pin mặt trời đến từ các thương hiệu khác nhau với công suất và giá thành khác nhau. Các tấm pin mặt trời có công suất 400WP hay 440WP thường phổ biến và được lựa chọn nhiều nhất bởi hiệu suất chuyển đổi điện năng cao, dễ dàng lắp đặt và vệ sinh nhanh chóng.
Các tấm pin mặt trời có công suất từ 40WP đến 380WP mặc dù có giá thành rẻ hơn, tuy nhiên hiệu suất chuyển đổi điện năng sẽ không cao, cần một số lượng pin lớn, không phổ biến và không thuận tiện cho việc nâng cấp sau này.
Chọn kích thước tấm pin
Hầu hết các tấm pin mặt trời hiện nay đều có cùng kích thước tiêu chuẩn chiều dài, chiều rộng, chiều dày lần lượt là 2m x 1m x 35mm. Khách hàng nên lựa chọn loại tấm pin có kích thước này để dễ dàng lắp đặt, kết nối, thuận tiện trong việc nâng cấp và đảm bảo hiệu quả của hệ thống điện mặt trời.
Tính diện tích lắp đặt
Sau khi lựa chọn được công suất hệ thống và công suất tấm pin, ta có thể tính được số lượng tấm pin cần thiết theo công thức:
Số lượng tấm pin mặt trời = Công suất hệ thống ÷ Công suất một tấm pin
Từ số lượng tấm pin mặt trời, ta sẽ tính diện tích lắp đặt điện mặt trời theo công thức:
Diện tích lắp đặt = Số lượng tấm pin mặt trời x Diện tích một tấm pin
Tính diện tích lắp đặt điện mặt trời
Qua bài viết trên đây của Kitawa, chắc hẳn khách hàng đã nắm được cách tính diện tích lắp đặt điện mặt trời như thế nào. Khách hàng nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời hãy liên hệ ngay Kitawa để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất. Hân hạnh được phục vụ.