Khuyến mãi Khuyến mãi

[Giải đáp] Lắp đặt điện mặt trời có phải xin phép không?

CONTENT TEAM KITAWA
Thứ Ba, 24/10/2023
Nội dung bài viết

Lắp đặt điện mặt trời có phải xin phép không? Đây là một trong những thắc mắc được nhiều khách hàng quan tâm nhất. Vậy nên trong bài viết sau đây, Kitawa sẽ cập nhật đến quý khách hàng một số chính sách hỗ trợ lắp điện năng lượng mặt trời và giấy phép liên quan. 

Lắp đặt điện mặt trời có phải xin phép không? 

Trước khi tiến hành lắp đặt hệ thống điện mặt trời, cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp đều phải xin phép cơ quan cấp tỉnh/thành phố hoặc điện lực EVN. 

Trong bộ hồ sơ đăng ký cần cập nhật đầy đủ một vài thông tin cơ bản sau:

  • Công suất hoạt động của hệ thống. 
  • Thông số kỹ thuật liên quan đến tấm pin mặt trời. 
  • Thông số về phương thức biến đổi điện xoay chiều. 
  • Đơn vị trực tiếp triển khai dự án. 

Lắp đặt điện mặt trời có phải xin phép không? 

Lắp đặt điện mặt trời có phải xin phép không? 

Trong đó, EVN hỗ trợ lắp đặt đồng hồ 2 chiều. Nhằm phục vụ hoạt động đo lường, cập nhật chính xác sản lượng điện đầu vào và đầu ra. Nếu hệ thống điện mặt trời tạo ra sản lượng điện vượt quá nhu cầu sử dụng thì EVN chính là đơn vị trực tiếp mua lại. Mức giá mua điện áp dụng cố định theo năm. 

Đối với công trình nhà ở dân dụng, bên lắp đặt cần cung cấp giấy phép tu sửa, cải tạo an toàn trước khi triển khai hệ thống. Trong quá trình thi công, đơn vị triển khai cải đạo không được làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì khi lắp điện mặt trời áp mái, cá nhân và tổ chức vẫn phải xin phép. Cụ thể ở đây là đăng ký trực tiếp với Tập đoàn Điện lực EVN hoặc điện lực cấp tỉnh/thành phố. 

Khi nào cần xin cấp phép lắp đặt điện mặt trời? 

Theo quy định về điện mặt trời áp mái và nối mái, tất cả các dự án điện mặt trời trên và dưới 1MW đều phải xin phép cơ quan thẩm quyền. Đó là điện lực thành phố/tỉnh hoặc Tập đoàn Điện lực EVN. 

  • Hệ thống điện mặt trời dưới 1MW: Cần xin phép điện lực cấp thành phố hoặc cấp tỉnh. 
  • Hệ thống điện mặt trời trên 1MW: Đăng ký trực tiếp với Tập đoàn Điện lực EVN. 

Dự án điện mặt trời trên 1MW cần phải đăng ký trực tiếp với EVN

Dự án điện mặt trời trên 1MW cần phải đăng ký trực tiếp với EVN

Những loại giấy tờ cơ bản cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký xây dựng. 
  • Giấy đăng ký kinh doanh.
  • Giấy kiểm xác nhận an toàn phòng cháy chữa cháy.
  • Giấy cấp phép cải tạo, xây dựng (đối với công trình cần cải tạo phục vụ hoạt động của hệ thống điện mặt trời). 

>> Báo giá lắp đặt điện mặt trời áp mái

Ưu đãi cho những dự án được cấp phép lắp đặt điện mặt trời

Tất cả dự án điện mặt trời được cấp phép triển khai đều có cơ hội hưởng ưu đãi thuế, đất đai và ưu đãi về giá. 

Ưu đãi thuế 

Ngay từ năm 2017, thủ tướng đã phê duyệt quyết định ưu đãi thuế cho cá nhân, tổ chức triển khai điện mặt trời. Theo đó, cá nhân hoặc tổ chức lắp đặt điện mặt trời đều thuộc diện vay vốn ưu đãi từ ngân hàng, tổ chức tài chính chính quy theo quy định pháp luật hiện hành. 

Nhiều ưu đãi về thuế đang áp dụng cho các dự án điện mặt trời  

Nhiều ưu đãi về thuế đang áp dụng cho các dự án điện mặt trời  

Bên cạnh đó, hàng hóa, vật tư nhập khẩu phục vụ cho hoạt động của dự án điện mặt trời cũng được miễn thuế. Không những vậy, doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án điện mặt trời sẽ thuộc diện hưởng chính sách giảm thuế. 

Ưu đãi mặt bằng đất đai 

Cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp đều được miễn giảm thuế sử dụng, thuê mặt bằng đất,.. Phục vụ hoạt động triển khai lắp đặt điện mặt trời. 

Ưu đãi giá

Tất cả dự án điện mặt trời áp và nối mái đều thuộc diện điểm ưu đãi về bán điện cho Tập đoàn Điện lực EVN. 

Dự án điện mặt trời áp và nối mái đều thuộc diện hưởng ưu đãi về giá 

Dự án điện mặt trời áp và nối mái đều thuộc diện hưởng ưu đãi về giá 

Ưu đãi về giá cho dự án điện nối mái 

Lượng điện dư thừa thuộc dự án điện mặt trời nối mái đăng ký hợp pháp sẽ được Tập đoàn Điện lực EVN thu mua. Mức giá áp dụng theo quy định hiện hành, đảm bảo có lợi cho bên sản xuất điện. 

Quá trình điều chỉnh giá bán điện cần thực hiện theo điều khoản hợp đồng mà 2 bên đã ký theo quy định của Bộ Công Thương. 

Ưu đãi về giá cho dự án điện áp mái 

Những dự án điện mặt trời áp mái cũng thuộc diện ưu đãi về giá. Theo đó, các dự án này sẽ được hỗ trợ cơ chế bổ sung sản lượng điện sử dụng, dựa theo ghi nhận của đồng hồ 2 chiều. 

Cứ hết chu kỳ thanh toán thì sản lượng mặt trời điện phát sinh lại chuyển sang chu kỳ thanh toán tiếp theo. Đến thời điểm cuối năm hoặc thời điểm hết hạn hợp đồng, lượng điện dư thừa lại được bán lại cho bên mua, áp dụng mức giá theo quy định của Bộ Công Thương. 

Dự thảo miễn trừ giấy phép điện lực với doanh nghiệp 

Mới đây, Bộ Công Thương vừa đề xuất dự thảo về cơ chế khuyến khích hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia lắp đặt và sử dụng điện mặt trời. 

Theo dự thảo này thì cá nhân, tổ chức doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển điện mặt trời sẽ được miễn giấy phép điện lực, giấy đăng ký kinh doanh dịch vụ điện. 

Song song với đó, cá nhân và tổ chức sử dụng điện mặt trời cũng được miễn giảm thuế, đủ điều kiện vay vốn ưu đãi. Đồng thời, hệ thống điện mặt trời đã đấu nối theo quy định không phải tiến hành bổ sung thỏa thuận đấu nối. 

Còn về phía Bộ Tài Chính, bộ sẽ chủ động bố trí ngân sách phân bổ do những dự án điện mặt trời lắp đặt tại cơ quan công sở (tập trung ưu tiên cho khu vực phía Bắc). 

Trong khi đó, nhiệm vụ chính của Tập đoàn Điện lực EVN trong dự thảo này là triển khai tuyên truyền, khuyến khích cá nhân và tổ chức tham gia lắp đặt điện mặt trời. Theo mục tiêu của dự thảo này, 50% mạng lưới tòa nhà công sở và dân dụng đến năm 2030 sẽ được lắp đặt điện mặt trời. 

Dự kiến, dự thảo trên chính thức có hiệu lực từ ngày ký tới thời điểm ngày 31/12/2025. 

Chắc hẳn từ những chia sẻ chi tiết trên đây, bạn đã có được lời giải đáp cho thắc mắc lắp đặt điện mặt trời có phải xin phép không. Nói chung trước khi triển khai hệ thống điện mặt trời, cả cá nhân và tổ chức doanh nghiệp đều phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. 

Nội dung bài viết
zalo
Thu gọn
compare-icon
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến