Hướng dẫn cài đặt biến tần Inverter dễ hiểu nhất
CONTENT TEAM KITAWA
Thứ Bảy,
05/10/2024
Nội dung bài
viết
Biến tần là một thiết bị điện tử quen thuộc trong ngành điện và nếu chưa học qua trường lớp, bạn có thể tự cài đặt biến tần Inverter bằng cách nào? Hãy để KITAWA hướng dẫn bạn cách cài đặt biến tần Inverter một cách dễ hiểu nhất dưới bài viết này nhé.
Biến tần Inverter là gì?
Bộ biến tần (Inverter) còn được gọi là biến tần điều khiển tốc độ hay biến tần điều khiển tần số (Variable Frequency Drive – VFD), là một thiết bị điện tử được sử dụng để biến đổi năng lượng điện. Bộ biến tần giúp chuyển đổi từ dòng điện một chiều (DC) sang dòng điện xoay chiều (AC). Biến tần Inverter có thể thay đổi tần số từ 1Hz - 50 Hz hoặc lên đến 400Hz với các loại động cơ chạy tốc độ cao CNC.
Một số loại biến tần phổ biến
Phân loại biến tần Inverter trong hệ thống điện mặt trời?
Biến tần được phân loại theo điện áp đầu vào thành hai loại chính là biến tần một pha và biến tần ba pha.
Biến tần 1 pha và biến tần 3 pha
Biến tần 1 pha
Máy biến tần 1 pha là dòng biến áp có: hai dây đầu vào cuộn sơ cấp và hai dây đầu ra cuộn thứ cấp. Biến tần 1 pha có có thể lấy điện áp 220V 1 pha 2 dây hoặc dùng điện 2 dây lửa đường 380V. Biến tần 1 pha thường có các đặt điểm sau:
-
Công suất: nhỏ, thường dưới 10 kW.
-
Số lượng MPPT: 2
-
Số chuỗi pin trên mỗi MPPT: 1/1
-
Dòng điện DC tối đa: 25A
-
Giá thành: thấp, phù hợp với hộ gia đình
-
Ứng dụng nhiều trong dân dụng như: máy bơm, máy quạt,..
Biến tần 3 pha
Máy biến áp 3 pha có thiết kế đổi điện từ 380V sang 220V. Thiết bị dùng nhiều trong các nhà xương FDI. Ngoài ra có loại biến áp 3 pha hạ áp từ 35kv, 22kv, 10kv xuống còn 0.4kv. Biến tần 3 pha thường có các đặt điểm sau:
-
Công suất: lớn, có thể lên đến hàng nghìn kW.
-
Số lượng MPPT: 2 hoặc 3.
-
Số chuỗi pin trên mỗi MPPT: 1
-
Dòng điện DC tối đa: 32A hoặc 48A.
-
Giá thành: cao hơn, phù hợp với doanh nghiệp.
-
Ứng dụng nhiều trong công nghiệp như: máy bơm, máy quạt, máy nén, máy nâng, máy dệt, máy sản xuất,...
Bảng so sánh biến tần 1 pha và biến tần 3 pha
Ngoài ra, có 3 loại biến tần năng lượng mặt trời được ứng dụng khá phổ biến, đó là:
Biến tần vi mô (Micro Inverter)
Biến tần vi mô là loại biến tần kết hợp với duy nhất một tấm pin năng lượng mặt trời để quản lý và làm nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện DC thành dòng điện AC cho chỉ riêng tấm pin đó. Mỗi tấm pin sẽ được nối với biến tần micro của chính nó.
Micro Inverter có khả năng tự hiệu chỉnh điểm công suất tối đa cho từng bảng pin, vì vậy, nếu một tấm pin bị giảm hiệu suất sẽ không làm ảnh hưởng đến những tấm pin khác. Có thể giúp tăng tính khả dụng cho hệ thống. Biến tần vi mô giúp giám sát chi tiết từng bảng pin, từ đó, người sử dụng có thể dễ dàng bảo trì, sửa chữa khi có dấu hiệu hư hỏng. Ngoài ra, biến tần vi mô cũng có độ an toàn cao.
Tuy nhiên, về chi phí thì biến tần vi mô sẽ có mức giá cao hơn so với các loại khác. Bên cạnh đó, quy trình lắp đặt cũng phức tạp hơn.
Biến tần chuỗi (String Inverter)
String Inverter là loại biến tần được sử dụng phổ biến nhất trong lắp đặt hệ thống năng lượng điện mặt trời. Là lựa chọn hàng đầu của hệ thống điện năng lượng mặt trời dân cư và thương mại. Biến tần chuỗi là đầu vào của nguồn năng lượng điện được tạo ra bởi chuỗi những tấm pin năng lượng, từ đó chạy đến từng đơn vị nhỏ hơn.
Vì vậy, biến tần chuỗi thường có kích thước lớn và nằm ở xa với hệ thống các tấm pin. Với ưu điểm là có độ linh hoạt cao, biến tần chuỗi là lựa chọn hiệu quả nhất và chi phí đầu tư thấp.
Tuy nhiên, biến tần chuỗi lại không có chế độ hiệu chỉnh điểm công suất tối đa cho từng bảng pin. Vì vậy, khi có một tấm pin bị giảm hiệu suất tạo điện thì những tấm pin khác trong chuỗi cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Biến tần Chuỗi (String Inverter) so với loại Inverter bình thường
Biến tần trung tâm (Central Inverter)
Đây là loại thường được lắp đặt trên các tòa nhà cao tầng, cơ sở công nghiệp, chuyên dùng cho các bảng pin mặt trời lớn. Và bạn sẽ không thể tự cài đặt biến tần Inverter tại nhà được.
Biến tần trung tâm có chi phí đầu tư trên mỗi watt thấp nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Ngoài ra, vì có kích thước lớn nên biến tần trung tâm chiếm khá nhiều không gian, và sẽ gây ra tiếng ồn khi hoạt động. Bên cạnh đó, khi một tấm pin bị giảm công suất sẽ làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống pin, vì vậy, đây là nhược điểm lớn nhất của biến tần trung tâm.
>> Xem thêm: Bảng giá lắp đặt điện mặt trời áp mái
Các thông số cơ bản cần nhớ khi cài đặt biến tần Inverter
Thông số cơ bản của máy biến tần
Cài thông số chọn cách RUN/STOP
Trên bàn phím hay thông qua chân điều khiển bên ngoài (24V + S1), trong tài liệu hướng dẫn hãy tìm kiếm cụm từ (Main run source selection), (Operation Method) hoặc (Drive Mode – Run/Stop Method) tùy mỗi loại biến tần sẽ có cách ghi khác nhau.
Trong hướng dẫn sẽ có các lựa chọn như sau:
0: Keypad: Run/Stop trên bàn phím.
1: External Run/Stop control: Run/Stop bên ngoài.
2: Communication: Run/Stop qua cổng RS485.
Thời gian tăng tốc và thời gian giảm tốc
Thời gian tăng tốc (Acceleration time 1): thời gian khi ta nhấn RUN thì motor sẽ chạy từ 0Hz ~ 50HZ, tùy hãng sẽ có quy định về thời gian khác nhau. hay một cách tổng quát là lúc động cơ chạy với tốc độ tối đa, thường là 10 giây
Thời gian giảm tốc (Deceleration time 1): là thời gian động cơ ngừng hẳn khi nhấn STOP.
Trong biến tần Inverter có một thông số cài đặt cho phép bỏ qua chế độ Deceleration - là Fee Run, tức là lúc nhấn STOP động cơ motor sẽ ngừng tự do.
Chọn lựa cách thức thay đổi tần số
Có nhiều cách để gọi tên việc thay đổi tần số tuy nhiên cách thức thay đổi thì đa số giống nhau ở các hãng, bao gồm:
0: Keypad: thay đổi tần số bằng nút lên và xuống trên bàn phím.
1: Potentiometer on keypad: thay đổi bằng núm vặn.
2: External AVI analog signal Input: thay đổi bằng tín hiệu biến trở hoặc 0-10VDC.
3: External ACI analog signal input: thay đổi bằng bằng tín hiệu 4-20mA.
4: Communication setting frequency: thay đổi bằng RS485.
5: PID output frequency: thay đổi bằng tín hiệu hồi tiếp PID.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều bằng cách điều chỉnh khoảng thời gian BẬT và TẮT của các công tắc S1 và S4. Khi thay đổi thời gian các công tắc được BẬT/TẮT, sẽ có ảnh hưởng đến tần số của dòng điện xoay chiều tạo ra. Giả sử, BẬT công tắc S1 và S4 trong 0,5 giây, sau đó BẬT công tắc S2 và S5 trong 0,5 giây tiếp theo, khi đó bạn đã tạo ra được một chu kỳ dòng điện xoay chiều tương đương với tần số 1 Hz. Từ đó, việc thay đổi thời gian BẬT/TẮT của các công tắc sẽ dẫn đến kết quả thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều được tạo ra.
Cài đặt giới hạn tần số
Đặt giới hạn tần số sẽ cho phép động cơ Biến tần chạy nhanh nhất với đơn vị Hz. Ví dụ, khi đặt giới hạn tần số là 40Hz thì động cơ sẽ chạy tối đa 40Hz, với n=60×40/2 = 1200 Vòng/Phút. Giới hạn tần số có thể cài tùy ý trong phạm vi động cơ thường là 1-60 Hz là được.
Bảng thông số khi cài đặt tần số
Các lưu ý cần chú ý trước khi cài đặt biến tần Inverter
Biến tần là một thiết bị điện tử phức tạp, vì vậy, bạn cần lưu ý các điều sau để tránh những sai sót không đáng có trong quá trình cài đặt:
-
Phải chuẩn bị tài liệu Manual của đúng loại biến tần trước khi cài đặt.
-
Không tự ý thay đổi các thông số kỹ thuật mà hãng sản xuất đã thiết lập từ ban đầu.
-
Không được chạm tay vào trong các trường hợp sau: khi máy đang vận hành, không chạm vào linh kiện nằm trên bo mạch của máy.
-
Không để cho các bụi kim loại và mảnh kim loại rơi vào trong các bo mạch của máy.
-
Nối tiếp đất cho các loại biến tần nhằm tránh hiện tượng rò điện.
-
Hãy chắc chắn rằng các nguồn điện của động cơ đã được ngắt trước khi tiến hành bảo trì.
-
Tuyệt đối không tự ý lắp đặt, bảo trì, sửa chữa, bởi cấu tạo của biến tần khá phức tạp khi chưa có kiến thức, vì vâỵ, cần phải nghiên cứu thật kỹ cấu tạo, cách cài đặt trước khi chuẩn bị cài đặt hoặc hãy có kỹ sư, các chuyên gia có chuyên môn cao giám sát thực hiện.
Các lưu ý khi cài đặt biến tần Inverter
Hướng dẫn cài đặt biến tần Inverter chi tiết
Bước 1: Chuẩn bị
Đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất: hướng dẫn sử dụng là bí quyết giúp bạn cài đặt biến tần Inverter một cách nhanh chóng, vì vậy, đừng vội vứt bỏ tờ giấy hướng dẫn sử dụng. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với biến tần Inverter để có những thông tin cơ bản về cấu hình của Bộ biến tần và những hướng dẫn chi tiết khác.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cơ bản: tua vít, cờ lê, đồng hồ đo đa năng,... để thuận tiện cho quá trình cài đặt.
Bước 2: Kiểm tra
Kiểm tra kết nối nguồn điện vào biến tần, kiểm tra kết nối động cơ với biến tần, bạn hãy đảm bảo rằng các nguồn điện được kết nối đúng cách, dây nguồn, dây điều khiển và dây tín hiệu được kết nối đầy đủ và an toàn. Kiểm tra nguồn điện sẽ giúp bạn đạt được độ an toàn cao khi cài đặt biến tần Inverter.
Kiểm tra sơ đồ đấu dây điều khiển và động lực của biến tần: đối với các loại dây động lực thì ngõ vào thường có ký hiệu là L1 L2 L3 hoặc là R S T, ngõ ra thì thường ký hiệu là U V W hay T1 T2 T3. Với mỗi loại biến tần khác nhau thì ngõ vào ra của động lực thường sắp xếp các vị trí khác nhau, vì vậy các bạn cần phải tra kỹ các ký hiệu này, nếu chưa chắc phải xem lại trong manual.
Bước 3: Cài đặt các thông số cơ bản
Reset biến tần trước khi cài đặt: với các loại biến tần khi vừa được xuất xưởng thường đã được nhà sản xuất reset về mặc định, nhưng, đối với một số loại biến tần phiên bản cũ thì bạn nên reset về thông số mặc định để thuận tiện trong quá trình cài đặt biến tần Inverter.
Sử dụng bàn phím, phần mềm hoặc sách hướng dẫn để cài đặt các thông số như: điện áp ngõ vào, dòng điện định mức, tần số ngõ vào, tần số định mức và các thông số bảo vệ, công suất, tần số, điện áp,... Hãy tham khảo bảng thông số kỹ thuật của các động cơ để cài đặt được chính xác nhất. Từ đó, cài đặt các thông số cơ bản trên trước khi đến các bước tiếp theo.
Các thông số cơ bản khi cài đặt biến tần Inverter
Bước 4: Kiểm tra và điều chỉnh
Sau khi hoàn thành các bước cài đặt, hãy kiểm tra biến tần Inverter của bạn bằng cách khởi động biến tần và quan sát hoạt động của động cơ với tần số nhẹ. Quan sát và kiểm tra thật kỹ xem các thiết lập và chức năng có hoạt động tốt hay không. Sau đó, hãy điều chỉnh lại các thông số để đạt được hiệu suất tối ưu nhất.
Lưu ý rằng việc cài đặt biến tần Inverter có thể có sự khác biệt nhỏ tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm và ứng dụng cụ thể.
Các cách cài đặt biến tần Inverter
Với biến tần Inverter chúng ta có thể cài đặt tần số bằng các cách sau:
Cách 1: Sử dụng panel điều khiển
Bước 1: Khởi động biến tần bằng cách nhấn ON.
Bước 2: Chọn chế độ PU
Bước 3: Cài đặt tần số xoay núm điều chỉnh để chọn giá trị tần số đặt mong muốn. Thông số tần số sẽ nhấp nháy trong 5s. Trong khoảng thời gian chờ, hãy nhấn SET để cài đặt giá trị tần số. Nếu bạn không nhấn SET thì sau 5s nhấp nháy chỉ thị giá trị tần số sẽ quay trở lại 0 Hz.
Bước 4: Khởi động hoạt động biến tần bằng cách ấn nút RUN.
Bước 5: Ấn STOP để dừng hoạt động của máy.
Cách 2: Sử dụng công tắc (3 cấp tốc độ)
Bước 1: Bật biến tần Trung tâm đào tạo nghiên cứu và ứng dụng PLC trong bằng cách ấn ON.
Bước 2: Đặt chế độ hoạt động bằng cách: nhấn PU/EXT và MODE trong 0.5s. Khi đó, màn hình sẽ xuất hiện “ 79 – – ” và đèn chỉ thị PRM có dấu hiệu nhấp nháy. Bạn hãy Quay núm điều chỉnh cho đến khi đạt “ 79 – 4”. Lúc đó, đèn chỉ thị PU và PRM sẽ nhấp nháy. Xác nhận cài đặt bằng cách ấn SET.
Bước 3: Sử dụng 3 công tắc RH, RM, RL. (bật RL để chạy với tốc độ thấp).
Bước 4: Nhấn RUN để máy bắt đầu hoạt động.
Bước 5: Nhấn STOP để dừng.
Bước 6: Nhấn tắt công tắc RL để bỏ chế độ hoạt động tốc độ thấp.
Cách 3: Sử dụng đầu vào tương tự (Chiết áp)
Bước 1: Nhấn ON để khởi động biến tần.
Bước 2: Đặt chế độ hoạt động bằng cách: nhấn PU/EXT và MODE trong 0.5s. Trên màn hình bắt đầu xuất hiện “ 79 – – ” và đèn chỉ thị PRM sẽ nhấp nháy. Hãy quay núm điều chỉnh để đạt số “ 79 – 4”. Lúc đó, đèn chỉ thị PU và PRM sẽ nhấp nháy. Nhấn SET để xác nhận.
Bước 3: Nhấn RUN để bắt đầu chạy.
Bước 4: Xoay chiết áp từ từ để thay đổi tốc độ (thay đổi tần số).
Bước 5: Nhấn STOP để dừng.
Cách 4: Sử dụng panel điều khiển của biến tần
Bước 1: Khởi động biến tần bằng cách nhấn ON.
Bước 2: Đặt chế độ hoạt động bằng cách: nhấn PU/EXT và MODE trong 0.5s. Trên màn hình xuất hiện “79 – – ” và đèn chỉ thị PRM nhấp nháy. Khi đó, hãy quay núm điều chỉnh cho đến khi đạt chế độ “79 – 3”. Đèn chỉ thị PU và PRM nhấp nháy. Xác nhận cài đặt bằng cách nhấn SET.
Bước 3: Chọn giá trị tần số đặt mong muốn bằng cách quay núm điều chỉnh, thông số tần số sẽ nhấp nháy trong 5s. Trong thời gian chờ, hãy nhấn SET để đặt giá trị tần số. Nếu không thì sau 5s chỉ thị giá trị tần số sẽ quay trở lại 0 Hz.
Bước 4: Quay thuận bằng cách gạt công tắc STF hoặc quay ngược bằng STR lên ON để khởi động
Bước 5: Gạt công tắc thành OFF để dừng hoạt động.
Tổng quan các bước cài đặt biến tần Inverter
Đơn vị cung cấp biến tần Inverter uy tín tại TP Hồ Chí Minh và trên toàn quốc
KITAWA là nhà phân phối biến tần Inverter với đa dạng thương hiệu với đa dạng mẫu mã, công suất khác nhau. Đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng và các dự án với quy mô hộ gia đình, công trình với giá bán Inverter cạnh tranh so với thị trường. Chúng tôi luôn có sẵn số lượng lớn các Inverter ngay tại xưởng, sẵn sàng cài đặt biến tần Inverter miễn phí và đáp ứng nhanh chóng, kịp thời mọi nhu cầu của quý khách hàng.
Với hàng trăm nhân sự giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng 24/7 trước và sau bán hàng, KITAWA cam kết đảm bảo chất lượng toàn bộ các sản phẩm phân phối trên toàn quốc, cung cấp giải pháp thông minh nhằm hỗ trợ khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí.
Hãy liên hệ ngay với KITAWA để được tư vấn và lắp đặt miễn phí!
CÔNG TY CỔNG PHẦN KITAWA
-
Hotline: 0943999539
-
Website: kitawa.vn
-
Email: info@kitawa.vn
-
Địa chỉ: 41F/12 Đặng Thùy Trâm, phường 13, Quận Bình Thạnh, HCM