Khuyến mãi Khuyến mãi

Định mức lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời: Thông tin từ A-Z

CONTENT TEAM KITAWA
Thứ Ba, 24/10/2023
Nội dung bài viết

Định mức lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời là một trong yếu tố quan trọng mà khách hàng cần quan tâm. Bởi mức chi phí đầu tư ban đầu cho thiết kế, thi công, chi phí cho vật liệu và thiết bị,.. Có chính xác hay không phụ thuộc rất lớn vào khâu tính toán định mức áp đặt. 

Định mức lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời là gì? 

Định mức lắp đặt nói chung có thể hiểu là mức hao phí liên quan đến vật liệu, thiết bị máy móc cần thiết,.. Phục vụ hoàn thành một hạng mục công việc cần triển khai, tính toán theo khối lượng. 

Định mức lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời

Định mức lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời

Trong thi công điện mặt trời, định mức lắp đặt chủ yếu tính toán theo KWP hoặc theo tiền điện mỗi tháng. 

Tóm lại, định mức lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời chính là định mức về kinh tế, kỹ thuật. Nhằm phân bổ nguồn lực cần thiết hoàn thành hạng mục thi công, thiết kế hệ thống năng lượng điện mặt trời. 

Lý do cần quan tâm đến định mức lắp đặt pin mặt trời

Trước khi bắt tay vào triển khai lắp điện mặt trời áp mái hay nối mái, bạn cần quan tâm đến định mức lắp đặt. 

Xác định chính xác chi phí đầu tư

Xác định chính xác định mức lắp đặt cho phép bên thiết kế, triển khai thi công phần nào tính toán được chi phí đầu tư. Cụ thể ở đây là chi phí đầu tư cho các tấm pin mặt trời. Dựa vào định mức, bạn có thể tính toán khá chuẩn xác chi phí cho từng hạng mục, số lượng pin mặt trời cần chuẩn bị. 

Thường thì định mức lắp đặt điện mặt trời áp mái được tính toán theo tỷ lệ dưới đây:

  • Chi phí đầu tư các tấm pin năng lượng: Chiếm từ 45% đến 60%.
  • Chi phí cho bộ phận biến tần: Chiếm 15% đến 25%.
  • Chi phí cho bộ khung: Chiếm từ 8% đến 15%. 
  • Chi phí cho một vài phụ kiện khác: Chiếm từ 10% đến 20%. 

Chi phí cho các tấm pin thường chiếm từ 45% đến 60%

Chi phí cho các tấm pin thường chiếm từ 45% đến 60%

Một khi xác định chính xác chi phí đầu tư cho từng hạng mục, bên thi công hệ thống điện mặt trời có thể triển khai dễ dàng hơn. Từ đó hạn chế phần nào tình trạng phát sinh chi phí không đáng có. 

>> Xem thêm: Bảng giá lắp đặt điện mặt trời áp mái chi tiết nhất

Bố trí hệ thống thiết bị một cách khoa học, hiệu quả 

Việc tính toán định mức lắp đặt chuẩn xác sẽ giúp bạn bố trí hệ thống thiết bị một cách khoa học. Bởi khi biết rõ tỷ lệ định mức cho từng hạng mục, bạn gần như không phải điều chỉnh gì nhiều. 

Bên cạnh đó, tính toán định mức lắp đặt tấm pin còn hỗ trợ đánh giá khả năng triển khai của đội ngũ kỹ thuật viên trực tiếp thi công. 

Tạo thuận lợi cho quá trình phân tách và áp mã

Muốn quá trình phân tích và áp mã diễn ra một cách thuận lợi, bạn cần tập trung cho khâu tính toán thiết bị lắp đặt. Vì khi đó, bạn có thể biết chính xác số lượng vật liệu, thiết bị cần thiết phục vụ quá trình thi công. 

Hỗ trợ hoạt động thiết kế, thi công 

Kết quả từ quá trình phân tích định mức lắp đặt hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động thiết kế và thi công. Thông thường, phần phân bố cấu tạo quyết định lớn đến bản thiết kế của từng hệ thống điện mặt trời.

Hình ảnh thi công hệ thống năng lượng điện mặt trời

Hình ảnh thi công hệ thống năng lượng điện mặt trời

Mặt khác, định mức còn được xem như công cụ bổ trợ quá trình theo dõi hoạt động triển khai thi công, tránh tình trạng lãng phí. 

Các bước tính toán định mức lắp đặt pin mặt trời

Sau đây là phần khái quát quy trình tính toán định mức lắp đặt pin mặt trời theo 3 bước cơ bản. 

Bước 1: Tính toán chi phí cho vật liệu, thiết bị 

Mỗi hệ thống điện mặt trời thường cấu thành từ 4 bộ phận chính. Bao gồm pin năng lượng, biến tần hòa lưới, bộ khung đỡ và một số chi tiết khác. Khi tính toán định mức lắp đặt chính là bạn đang xác định mức chi phí đầu tư cho từng hạng mục. 

Chi phí cho các tấm năng lượng mặt trời

Chiếm từ 45% đến 60% (cao nhất trong các hạng mục cần thi công để hoàn thiện hệ thống). Nếu muốn tối ưu ngân sách nhưng vẫn đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, bạn nên chọn loại pin tinh thể công suất lớn. 

Chi phí cho các tấm pin có thể chiếm đến 60%

Chi phí cho các tấm pin có thể chiếm đến 60%

Giả sử: Để hệ thống điện mặt trời hòa lưới công suất hoạt động 5.000W, bạn chọn loại pin có công suất tương đương 450W. Số tấm pin cần sử dụng lúc này là 12 tấn (5.000 : 450). 

Chi phí tấm biến tần hòa lưới

Chi phí đầu tư cho hệ thống biến tần hòa lưới thường chiếm khoảng 15% đến 25%. Vai trò chính bộ phận này là chuyển đổi từ dòng điện 1 chiều sang dòng điện 2 chiều. 

Chọn biến tần hòa lưới, bạn hãy ưu tiên loại biến tần có công suất bằng công suất đầu ra của toàn bộ hệ thống. Trường hợp cần nâng cấp hệ thống, bạn phải chọn loại biến tần có công suất lớn hơn. 

Chi phí cho bộ khung

Chi phí đầu tư cho bộ khung chiếm khoảng 8% đến 15%. Chức năng chính của bộ phận này là nâng đỡ hệ thống pin mặt trời. Bộ khung cần đảm bảo chắc chắn, không bị rung lắc mạnh khi thời tiết có gió, mưa bão lớn. 

Chi phí cho một số phụ tùng khác

Bên cạnh 3 bộ phận chính kể trên, bạn cần chuẩn bị thêm một số phụ tùng khác để hoàn thành hệ thống điện mặt trời. Chẳng hạn như các nguồn DC và AC, cầu giao, Aptomat,... Chi phí cho những bộ phận này có thể chiếm từ 10% đến 20%. 

Bước 2: Tính toán chi phí thiết kế 

Để đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, bạn cần đầu tư cho khâu thiết kế. Đặc biệt với những dự án điện mặt trời lớn thì khâu thiết kế luôn giữ một vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động vận hành về sau. 

Bước 3: Tính toán chi phí thi công

Chi phí thi công hệ thống điện mặt trời áp mái hay nối mái thường chiếm từ 10% đến 20%. Muốn tính toán chính xác, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của đơn vị thi công chuyên nghiệp như Kitawa. 

Kitawa vừa chia sẻ một vài thông tin cần biết về định mức lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời. Nếu đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời, tính toán chính xác định mức, quý khách hãy tin tưởng lựa chọn Kitawa. 

Nội dung bài viết
zalo
Thu gọn
compare-icon
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến